Hotline: 0903.758.771

Phương pháp thi công ốp đá mặt dựng


Phương pháp thi công ốp đá mặt dựng đang là xu hướng được ưa chuộng, các công trình sử dụng phương pháp này thường có tính thẩm mỹ và độ bền cao. Hãy cùng Ngọc Anh Sài Gòn tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp này nhé!

Các tòa nhà, chung cư mặt phố thường ốp những tấm đá vào tường bằng phương pháp thi công ốp đá mặt dựng nhằm tạo nên sang trọng cho kiến trúc. Tuy nhiên, nếu không phải người có chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng thì sẽ không thể nắm rõ các kỹ thuật trong cách thi công này. Vì vậy Ngọc Anh Sài Gòn sẽ giúp bạn tìm hiểu về phương pháp này ngay sau đây.

Phương pháp thi công ốp đá mặt dựng là gì

phuong phap thi cong op da mat dung la gi

Phương pháp thi công ốp đá mặt dựng là phương pháp cố định các tấm đá lên bề mặt tường theo phương thẳng đứng bằng hệ thống bát đỡ và râu pin inox chịu lực cao.

Kĩ thuật này được tính toán kĩ để các tấm đá không bị rơi vỡ, phần đá cách tường 2 - 6 cm, các tấm đá được kết nối với nhau bằng râu inox Φ5mm và chốt Φ4mm, sau đó lỗ khoan gắn chốt và móc sẽ được trám lại. Mặt đá tạo thành khối bền chặt, vững chắc, trơn láng và có tính thẩm mỹ cao.

Công tác chuẩn bị

Cong tac chuan bi

Trước khi thi công cần phải có công tác chuẩn bị để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao.

Điều kiện thi công

Các điều kiện phải đáp ứng khi thi công là:

+ Chống thấm đá ốp tường.

+ Khoan lỗ bass và lỗ gắn móc vào tường.

+ Xác định vị trí lỗ bass và lỗ gắn móc trên đá ốp, đảm bảo lỗ trên đá khớp với tường.

+ Cắt xẻ rãnh theo vị trí đánh dấu trên đá.

+ Trộn keo trám vào các lỗ xẻ rãnh đã cắt.

+ Trét gon sau khi thi công xong.

Chuẩn bị vật tư, dụng cụ 

Vật tư cần chuẩn theo số lượng đã tính toán trên bản vẽ, các loại vật tư đó là:

+ Râu inox: Φ5mm, pin Φ4mm.

+ Bát, ốc nở: inox 201 hoặc inox 304.

+ Keo: Epoxy 2 thành phần.

Việc thi công tiến hành trên cao nên dụng cụ cần được chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ để tránh mất thời gian và đảm bảo an toàn. Dụng cụ bao gồm:

+ Dụng cụ định vị đứng: máy kinh vĩ hoặc dây dọi. Dây dọi phải có quả dọi làm từ kim loại có đầu nhọn, trọng lượng đạt chuẩn để hạn chế sai số.

+ Dụng cụ định vị ngang: máy laser, ống cân thủy, máy thủy bình.

+ Dụng cụ khác: máy khoan, máy cắt cầm tay, búa cao su, …

Quy trình thi công ốp đá mặt dựng

Quy trinh thi cong op da mat dung

Quá trình thi công ốp đá mặt dựng được tiến hành theo các bước sau:

+ Bước 1: xác định tim trục dựa vào bản vẽ và điều chỉnh nếu có sai sót.

+ Bước 2: căng dây thả dọi, cân nước xác định độ cao chuẩn.

+ Bước 3: khoan lỗ tường trên bê tông sâu từ 80 - 100mm và thổi sạch bụi.

+ Bước 4: sử dụng keo epoxy trám vào lỗ khoan.

+ Bước 5: thi công gắn bát, siết ốc nở theo đúng bản vẽ.

+ Bước 6: xác định vị trí xẻ lưng tấm đá. Xẻ đá tại vị trí mặt bát sau lưng tấm đá, ướm thử để điều chỉnh, trám keo lên rãnh xẻ và cố định bằng húc, nêm.

+ Bước 7: xẻ cạnh đá để gắn pin.

+ Bước 8: vệ sinh trét mạch sau khi hoàn tất lắp đặt theo từng khu vực.

Khi thi công thì có một số lưu ý sau đây:

+ Đảm bảo an toàn lao động: mặc đồ bảo hộ, giám sát liên tục từng khâu.

+ Đảm bảo chống thấm: chống thấm trước khi thi công, sau khi thi công chống thấm lại các khu vực có đường cắt.

+ Thợ cần có tay nghề cao: để đảm bảo tính chính xác.

Các cách thi công ốp đá

Cach thi cong op da mat dung

Có 2 cách thi công ốp đá là ốp đá dạng ướt và ốp đá dạng khô.

Thi công ốp đá dạng ướt

Thi công ốp đá dạng ướt là phương pháp cố định các viên đá bằng vữa ốp lát và các phụ gia mà không cần khoan đục.

Phương pháp này có các ưu điểm sau:

+ Giá thành thi công rẻ.

+ Không cần khoan đục.

+ Khó xuất hiện vết nứt.

+ Không có kẽ hở giữa tường và đá.

+ Viên đá nhìn tự nhiên và đồng đều.

Tuy nhiên thì phương pháp này cũng sẽ có một số nhược điểm:

+ Khó mở rộng khu vực ốp đá về sau.

+ Ốp sai kĩ thuật sẽ làm đá rơi ra.

+ Đá hút nước vào tường gây đổi màu.

+ Tốn nhiều thời gian thi công.

Thi công ốp đá dạng khô

Thi công ốp đá dạng khô là phương pháp dùng các bát, khung kim loại, râu inox, giá đỡ, … để cố định những tấm đá lớn và dày. 

Ưu điểm của phương pháp này là:

+ Quy trình thi công an toàn.

+ Mặt đá có độ bền cao.

+ Dễ dàng mở rộng về sau.

+ Chống nóng tốt.

+ Có tính thẩm mỹ cao.

+ Thời gian thi công nhanh.

Bên cạnh đó thì cũng tồn tại một số nhược điểm:

+ Bề mặt tường có thể bị nứt khi khoan bass.

+ Tốn nhiều chi phí thi công.

+ Đòi hỏi thợ có tay nghề cao.

Ngoài ra phương pháp này còn có những biến thể khác dựa trên trọng lượng đá, kích thước khoan, thiết kế và độ bền của mặt tường.

Công trình nào cần thi công ốp đá mặt dựng

Thi công ốp đá dạng ướt thường dùng cho bờ tường, bề mặt ngoại thất phù hợp với kiến trúc thiên nhiên vì phương pháp này sử dụng đá nhỏ và nhẹ.

Thi công ốp đá dạng khô thường dùng cho thang máy, cột trụ tại các trung tâm thương mại, tòa nhà vì sử dụng những tấm đá lớn mang lại sự sang trọng.

Tuy nhiên việc thi công ốp đá mặt dựng có tính nguy hiểm và đòi hỏi tay nghề có trình độ nên chi phí khá cao.

Kỹ thuật thi công đá Granite

Ky thuat thi cong op da mat dung

Có 2 kỹ thuật thi công lát Granite, đó là lát đá Granite nền và lát đá Granite dựng.

Lát đá Granite nền

Đối với kỹ thuật lát đá Granite nền sẽ có 5 bước:

+ Bước 1: đo đạc mặc bằng.

+ Bước 2: chuẩn bị vật tư và vật dụng.

+ Bước 3: sắp xếp đá.

+ Bước 4: pha keo dán.

+ Bước 5: đóng lát đá và chà ron bề mặt.

Lát đá Granite dựng

Kỹ thuật lát Granite dựng phức tạp hơn, bao gồm các bước:

+ Bước 1: lựa chọn đá không thấm nước, không bị ăn mòn, màu sắc tự nhiên.

+ Bước 2: thi công bề mặt đá. Xác định lỗ bass và gắn móc trên bề mặt tường, sau đó xác định vị trí bass móc trên đá. Sau đó, cắt rãnh, trộn keo, trám vào lỗ xẻ rãnh, gắn các tấm đá lên tường và định vị bằng nêm. Cuối cùng vệ sinh bề mặt và làm đầy keo non ở từng khu vực.

>>> XEM THÊM:
Thi công đá ốp cầu thang
Thi công đá ốp bàn bếp
Thi công đá ốp tường phòng khách

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về phương pháp thi công ốp đá mặt dựng. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác hãy truy cập và theo dõi Ngọc Anh Sài Gòn để tìm hiểu nhé!